Liên hệ

Đặt vé ngay

Thông tin

Khách mời

Đối tác

CƠ HỘI SỞ HỮU VÉ THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH SỚM NHẤT

ĐẶT VÉ NGAY

CHƯƠNG TRÌNH CÓ SỰ THAM GIA CỦA CÁC KHÁCH MỜI ĐẶC BIỆT
Giảng viên Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI
Thầy Nguyễn Hoàng Phương
Chủ tịch CTCP Phong Thủy Phùng Gia
Thầy Nguyễn Phùng Phương

NHÌN LẠI CUỘC ĐỜI DẤU ẤN TÁC PHẨM

TIMELINE DIỄN RA CHƯƠNG TRÌNH

Trước 8:00 AM

Gặp gỡ, đón tiếp khách mời
Khai mạc chương trình
8:00 AM - 8:02 AM

8:02 AM - 8:05 AM

Giới thiệu chương trình
Giới thiệu khách mời
8:05 AM - 8:07 AM

8:07 AM - 8:10 AM

Đại diện Bizbooks lên phát biểu
Phát video giới thiệu Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và những tác phẩm
8:10 AM - 8:15 AM
Phát video ra mắt bộ sách Bách gia tranh minhHồi ký Nguyễn Hiến Lê
8:15 AM - 8:20 AM
Mời khách mời tham dự và ổn định trên bàn tọa đàm
8:20 AM - 8:22 AM
Workshop - Tọa đàm cùng khách mời
8:22 AM - 9: 22 AM
Tặng hoa - chụp hình cùng khách mời
9:25 AM - 9:28 AM
Cảm ơn, chào khách mời, kết thúc chương trình
9:28 AM - 9:30 AM
  • Địa điểm:  Hội trường Ulis Sunwah - Đại học quốc gia Hà Nội

Nhân sinh quan

Cả cuộc đời ông: VIẾT ĐỂ HỌC, HỌC ĐỂ VIẾT 

Kiệt tác để đời

Là người đầu tiên dịch và đặt tên cho cuốn sách "Đắc nhân tâm" - cuốn sách bán chạy nhất tại Việt Nam trong nhiều năm liền.

Tượng đài văn hóa

Là tấm gương đạo đức nghề nghiệp và lương tri của người trí thức, là tinh thần tự lực tự cường.
Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông được biết đến là tác giả - dịch giả truyền cảm hứng nhất được độc giả yêu thích, Tác phẩm của ông là những đóng góp lớn cho văn hoá Việt Nam, thuộc nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ, triết học, giáo dục, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, du kí, dịch tiểu thuyết, tiểu luận phê bình. Nguyễn Hiến Lê - Một tượng đài văn hóa đọc và nhân cách của người hiền tài của Việt Nam.

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ HỌC GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ

RA MẮT: HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ, KINH DỊCH, BÁCH GIA TRANH MINH

Đăng ký tham gia sự kiện và giao lưu cùng các khách mời đặc biệt

THAM GIA

NHÂN SINH QUAN CỦA HỌC GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ

Cả cuộc đời ông: VIẾT ĐỂ HỌC, HỌC ĐỂ VIẾT 
Chúng ta LÀM ĐIỀU PHẢI vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của Thượng đế hay một vị thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết bàn hay Thiên đàng
ĐẠO NÀO CŨNG PHẢI HỢP TÌNH, HỢP LÝ (bất viễn nhân) thì mới gọi là đạo được. Tôi không tin rằng hết thảy loài người chỉ thấy đời toàn là khổ thôi; cũng không tin rằng hết thảy loài người thích sống tập thể, không có của riêng
Nên trọng dư luận nhưng cũng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết ĐẮC NHÂN TÂM, nhưng cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm
Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá. Nhưng hồi năm mươi tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: SỐNG TRONG XÃ HỘI LÀNH MẠNH, ổn định và tương đối thịnh vượng.
Cơ hồ không thay đổi được bản tính con người: người nóng nảy thì tới già vẫn nóng nảy, người nhu nhược thì tới già vẫn nhu nhược. Nhưng giáo dục vẫn có ích. Không nên cho trẻ sung sướng quá. Phải tập cho chúng có quy củ, kỷ luật, biết tự chủ và hiểu rằng ở đời có những việc mình không thích làm nhưng vẫn phải làm; và làm thì phải làm ngay, LÀM ĐÀNG HOÀNG, làm cho xong.
ĐỜI SỐNG tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải TẠO CHO NÓ 1 Ý NGHĨA. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại đã tiến về nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tùy khả năng mỗi người
Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập và tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ LÀM NHỮNG VIỆC HỮU ÍCH mà không vì danh và lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không.
Chỉ nên hưởng cái phần XỨNG ĐÁNG VỚI TÀI ĐỨC CỦA MÌNH thôi. Nếu tài đức tầm thường mà được phú quý hoặc được nhiều người ngưỡng mộ thì sẽ mang họa vào thân

CÁC TÁC PHẨM

Tác phẩm của ông là những đóng góp lớn cho văn hoá Việt Nam, thuộc nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ, triết học, giáo dục, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, du kí, dịch tiểu thuyết, tiểu luận phê bình

Xem thêm hàng trăm tác phẩm khác tại:  https://bizbooks.vn/danh-muc/tu-sach-nguyen-hien-le

CÁC CUỐN SÁCH DỊCH 

Ông là dịch giả truyền cảm hứng nhất trong năm 1950 và là người đặt tên ĐẮC NHÂN TÂM đầu tiên ở Việt Nam 

Xem thêm hàng trăm tác phẩm khác tại:  https://bizbooks.vn/danh-muc/tu-sach-nguyen-hien-le

Ai cũng dễ tìm thấy ở Nguyền Hiến Lê một cái gì đó gần với tâm trạng của dân tộc mình, một cái gì đó thuộc nhân bản của con người cầu tiến luôn vươn tới mục đích cao thượng và hoàn mỹ.

NGUYỄN HIẾN LÊ: Một tượng đài văn hóa đọc và nhân cách của người hiền tài

" Đại cương văn học sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê là "tác phẩm trội nhất từ trước tới nay trong loại của nó". Bộ Đại cương Triết học Trung Quốc viết chung với Giản Chi là một tác phẩm đồ sộ (1.700 trang). Ba tập Lịch sử văn minh Ấn Độ, A Rập, Trung Quốc, dịch của Will Durant, có chú giải và bình luận dày hơn hai ngàn trang "

Giáo sư ĐÀO DUY ANH

Ông là tấm gương đạo đức nghề nghiệp và lương tri của người trí thức, là tinh thần tự lực tự cường đã lập nhà xuất bản của riêng mình để hạ giá thành và xuất bản đúng lương tâm, là tấm gương tự học để trở thành nhà văn hoá ở đỉnh cao. Ông học rất cẩn trọng để viết và viết rất cẩn trọng để dạy làm người.

Nhà phê bình HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

" Đối với tôi, nhà văn Nguyễn Hiến Lê là một vị thầy uyên bác mà hơn một trăm cuốn sách ông đã xuất bản hướng dẫn tôi suốt các giai đoạn đời. Chẳng những thế, ông còn là một người cầm bút gương mẫu, mà dù cố gắng bao nhiêu đi nữa, tôi vẫn không bao giờ đạt được những thành quả như ông. Sự cần cù hiếu học, sự tôn trọng tinh thần khách quan và nhân bản, sự cẩn trọng đối với chữ nghĩa, đức kiên nhẫn và khiêm nhường...nói chung là những gì cao đẹp nhất ở một nhà trí thức, tôi đều tìm thấy nơi ông "

Nhà văn NGUYỄN MỘNG GIÁC

"Tôi nghe danh ông đã lâu nhưng biết ông khá muộn, nhờ đọc bộ Lịch sử Văn minh (Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập) của Will Duran qua bản dịch của ông, mê quá nên mới đi sưu tập, được khoảng trên dưới 20 đầu sách của ông. Và từ đó, tôi học được một phần từ ông: Người thầy về tinh thần tự do, kỷ luật trong công việc"

Nhà báo LÊ HỒNG LÂM

NHÌN LẠI ĐỜI MÌNH, NHỚ ĐẾN MỘT NGƯỜI: NGUYỄN HIẾN LÊ

NGỌN ĐÈN 
Tặng Nguyễn Hiến Lê 
Xe dừng tôi trước ngõ
 “Anh bảo tôi ngồi dưới đèn
 Để nhìn nhau cho rõ” 
Thành phố đã khác xưa
 Thay tên và đổi họ 
Riêng một ngọn đèn đây
  
BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC
“Nhớ đến một người” đó, với tôi, là nhớ Nguyễn Hiến Lê, một người Hà Nội, một học giả, một nhà trí thức chân chính ngày nay được cả nước biết đến. Nhưng nói Nguyễn Hiến Lê người Hà Nội chỉ đúng… một phần ba, vì tuy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, lúc mới 22 tuổi, ra trường Công chánh, ông đã khăn gói vào Nam nhận nhiệm sở để rồi sống luôn ở đó suốt nửa thế kỷ cho đến ngày mất, năm 1984, khi vừa 72 tuổi. Nửa thế kỷ dằng dặc đó của một đời người, ông đã chẳng lúc nào nguôi quên Hà Nội của tuổi thơ ông.
 
Hiểu lòng chung thuỷ đó
Vẫn ngọn đèn ngày nào
Bóng sáng tròn mờ tỏ
Ngoài kia là đêm đen
Tương lai đầy khốn khó
Thấy nhau một bận này
Tuyệt mù ngày tái ngộ
  
P. Schneider một nhà Việt Nam học người Pháp nổi tiếng với nhiều tác phẩm mà nổi bật hơn cả là cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm,… Bạch Vân Quốc ngữ thi tập” đã có bài thơ “Ngọn đèn” (L.M. Hoàng lược dịch) tặng cụ Nguyễn Hiến Lê trong lần gặp cuối cùng tác giả cuốn sách: Kinh Dịch đạo của người quân tử (viết xong năm 1978, xuất bản năm 1992)

Chương trình tiếp diễn ngay sau sự kiện: BUỔI TRÒ CHUYỆN CÙNG NGƯỜI KỂ SỬ - GS SỬ HỌC LÊ VĂN LAN 

✔️ Trải qua biết bao thế hệ nối tiếp nhau, hoạt động tổ chức Ngày Quốc giỗ góp phần giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". Tham gia ngay sự kiện cùng Bizbooks và GS sử học Lê Văn Lan để ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của tổ tiên và cội nguồn dân tộc.

✔️ Ngoài ra, độc giả còn có cơ hội lắng nghe, tìm hiểu về văn hóa trống đồng Đông Sơn. Cùng GS sử học Lê Văn Lan làm sáng tỏ văn minh thời đại Hùng Vương

“Giỗ tổ Hùng Vương nhớ về cội nguồn” - một truyền thống đạo đức tốt đẹp mà mỗi người Việt Nam chúng ta luôn tự cảm thấy mình có bổn phận phải thực hiện.

 ✔️Thời gian: 9h30 -11h30 NGÀY 20/4/2021
 ✔️Địa điểm: Hội trường Ulis Sunwah - Đại học quốc gia Hà Nội - Số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.




ĐỐI TÁC TRUYỀN THÔNG

©2021 Allrights reserved bizbooks.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH BIZBOOKS

Address: Lô 34E, Khu đấu giá 3ha, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0234.789.2666

Email: cskh@bizbooks.vn

Website: http://bizbooks.vn

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Chính sách bảo mật

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateRemindersStrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

ĐĂNG KÝ THÀNH CÔNG

This is a paragraph. Click here to add / edit your own text.